Loading...

An toàn bức xạ chiếu ngoài (tia X)

Nguồn phơi nhiễm bức xạ đã và đang tăng lên trên toàn thế giới. Theo báo cáo quốc gia về an toàn bức xạ của Mỹ vào các năm 1989 và 2009 cho thấy nguồn bức xạ do con người tạo ra chỉ chiếm 12% vào năm 1989, tuy nhiên, con số này đã là 50% chỉ trong vòng 20 năm sau, trong đó các thủ thuật y khoa chiếm đến 36%.
/img/thematic/full_timmachcanthiep_an-toan-buc-xa-chieu-ngoai-tia-x-202142218506.jpeg

NHỮNG VIỆC CÓ THỂ THỰC HIỆN ðỂ BẢO VỆ Ê-KÍP X QUANG CAN THIỆP TỪ NGUY CƠ BỨC XẠ CHIẾU NGOÀI (TIA X)

Nguồn phơi nhiễm bức xạ đã và đang tăng lên trên toàn thế giới. Theo báo cáo quốc gia về an toàn bức xạ của Mỹ vào các năm 1989 và 2009 cho thấy nguồn bức xạ do con người tạo ra chỉ chiếm 12% vào năm 1989, tuy nhiên, con số này đã là 50% chỉ trong vòng 20 năm sau, trong đó các thủ thuật y khoa chiếm đến 36%. Các thủ thuật can thiệp là các thủ thuật phức tạp đòi hỏi thiết bị phải được thiết kế đặc biệt và liên quan đến phơi nhiễm bức xạ cho bệnh nhân và nhân viên y tế. Kiểm soát bức xạ trong thủ thuật cũng phức tạp và các bác sĩ thực hiện thủ thuật cũng như những nhân sự liên quan phải được đào tạo bài bản về kiểm soát và an toàn bức xạ. Các suất liều nghề nghiệp ở các thủ thuật can thiệp được hướng dẫn bởi soi tia X là những suất liều cao nhất được ghi nhận trong số các nhân viên y tế sử dụng tia X. Nếu các công cụ bảo vệ và các phương pháp vận hành tốt không được áp dụng hợp lý và chỉ cần với một vài thủ thuật can thiệp phức tạp thực hiện mỗi ngày, các tổn thương do bức xạ có thể xuất hiện chỉ sau vài năm làm việc. Kiểm soát kỹ thuật và hành chánh là các biện pháp chính có thể bảo vệ an toàn nguy cơ bức xạ cho nhân viên y tế trong phòng thông tim.

Ts Ngô Minh Hùng

Chuyên đề liên quan View more